Ván HDF
Gỗ hdf là gì?
Cốt gỗ HDF còn được gọi là ván ép HDF được tạo thành từ 80 đến 85% chất liệu gỗ tự nhiên, phần còn lại là chất kết dính và chất phụ gia tăng độ cứng cho gỗ. Cốt gỗ có bề mặt nhẵn, mịn.
Nguồn nguyên liệu làm nên cốt gỗ HDF tương tự như MDF, MFC đó là bột gỗ tự nhiên tuy nhiên loại này được nén ở nhiệt độ và áp suất cao hơn do vậy gỗ cứng hơn và bền hơn.
Cốt gỗ HDF có thể kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt như Acrylic, Laminate, Melamine, Veneer,…. Để tạo nên thành phẩm.
Gỗ công nghiệp HDF siêu chống ẩm
Loại HDF siêu chống ẩm có cấu tạo tương tự HDF thông thường, nhưng loại này kháng nước lâu hơn, tránh ẩm mốc. Thường được ứng dụng làm cửa gỗ thông phòng.
Ưu và nhược điểm gỗ công nghiệp HDF
Ưu điểm của gỗ HDF
– Gỗ HDF có khả năng cách nhiệt và cách âm khá tốt do vậy thường được sử dụng làm nội thất phòng ngủ, phòng học, khách sạn, nhà ở…
– Gỗ HDF hạn chế khả năng cong vênh và được tẩm chất chống mối mọt, ẩm mốc, khả năng chống ẩm tốt hơn MFC và MDF.
– Có độ cứng cao, khả năng chịu áp lực lớn.
– Bám ốc vít tốt giúp gia công đồ nội thất đẹp và bền hơn.
– Bề mặt nhẵn có thể kết hợp với nhiều loại vật liệu bề mặt như Laminate, Melamine, Veneer,….
– Thân thiện với môi trường và sức khỏe.
Nhược điểm của gỗ công nghiệp HDF Giá thành cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp Bằng mắt thường khó phân biệt với MDF tiêu chuẩn Phù hợp với đồ nội thất dạng phẳng
Ứng dụng của gỗ HDF
Vật liệu HDF ra đời là bước đột phá trong lĩnh vực nội thất, được sử dụng làm nội thất ngoài trời và trong nhà, cửa ra vào, sàn gỗ chịu nước,…các sản phẩm nội thất như tủ quần áo gỗ HDF, tủ bếp gỗ HDF,……. được nhiều gia đình ưa chuộng về thẩm mỹ và độ bền. Nội thất gỗ hdf chịu lực tốt, cách nhiêt tốt, và cũng có khả năng chịu ẩm tuy nhiên giá thành đắt.